Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Phương pháp nhằm cải thiện xử lý nước thải công nghiệp

Thời gian qua, công tác kiểm tra và xử lý các điểm nóng về ô nhiễm môi trường, nhất là xử lý nước thải công nghiệp được ngành Tài nguyên và Môi trường  cùng các đơn vị liên quan tập trung thực hiện. Hệ thống xử lý  nước thải tập trung của các KCN vận hành tương đối ổn định; mùi hôi giảm đáng kể, tình trạng khiếu nại đã giảm nhiều. Đồng thời, ý thức của các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường cũng được nâng lên rõ rệt. Đó là những kết quả đạt được đáng ghi nhận.

Phương pháp nhằm cải thiện xu ly nuoc thai cong nghiep


Quản lý, giám sát chặt chẽ, phát hiện, ứng phó tại chỗ và thông báo kịp thời cho các đơn vị chức năng (Chi cục BVMT, Cảnh sát Môi trường...) phối hợp giải quyết. Về lâu dài, cần hướng tới việc thiết kế, xây dựng trạm XLNT tiên tiến, thân thiện với môi trường và bền vững. Áp dụng các biện pháp như chọn vị trí và bố trí mặt bằng các công trình hợp lý; Các giải pháp thay thế Clo để khử trùng nước thải sau xử lý; Đặc biệt quan tâm đến việc xử lý và thải bỏ bùn, tái sử dụng/tuần hoàn nước thải, tận dụng nhiệt và các dòng năng lượng khác trong trạm XLNT và trong KCN; Đầu tư cho Phòng thí nghiệm hỗ trợ vận hành và kiểm soát XLNT; Chú trọng đến việc chuẩn bị, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tiếp nhận và vận hành trạm XLNT...
Đối với các cơ quan QLNN về BVMT Cần tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng và chủ đầu tư các KCN, CCN, các doanh nghiệp về BVMT, kiểm soát ô nhiễm. Theo dõi, thu thập thông tin thường xuyên. Phát triển mạng lưới cộng tác viên, nhân dân, phát hiện kịp thời các hành vi sai phạm. Xây dựng mối quan hệ đối tác, cùng chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng và BVMT, đồng thời bảo vệ quyền lợi, sự công bằng của những doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, bên cạnh việc kiên quyết xử lý các vi phạm. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về quản lý ô nhiễm nước thải công nghiệp, khắc phục những chồng chéo và những khoảng trống. Xây dựng quy trình cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của lực lượng Cảnh sát Môi trường, sự phối hợp với các cơ quan khác như: Thanh tra, Chi cục BVMT địa phương, các chế tài xử lý vi phạm. Xây dựng các chương trình, dự án tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý môi trường một cách dài hạn, bài bản, có hệ thống, kết hợp với trang bị các phương tiện và thiết bị phù hợp phục vụ quan trắc ô nhiễm nước thải công nghiệp, ứng dụng các công nghệ hiện đại trong quan trắc môi trường, cảnh báo và phát hiện sự cố ô nhiễm như GIS, SCADA... Khai thác, sử dụng dữ liệu các trạm quan trắc tự động (AMS), lắp đặt tại các KCN theo quy định của Thông tư 08/2009-BTNMT và Thông tư 48/2011-BTNMT. Có cơ chế chia sẻ dữ liệu, khai thác hệ thống trang thiết bị và các nguồn lực quản lý môi trường của địa phương, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, các doanh nghiệp và các KCN, CCN một cách hiệu quả nhất. Kiểm tra thường xuyên việc chấp hành các quy định của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các doanh nghiệp về kiểm soát ô nhiễm, theo phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Xây dựng bộ chỉ số, chỉ tiêu ô nhiễm đặc thù cho các loại hình sản xuất, cho các KCN, CCN để có được thông tin xác thực về sự tuân thủ quy định và các trường hợp vi phạm, với thời gian nhanh nhất và chi phí ít nhất. Sử dụng các chỉ thị sinh học (nhất là ở khu vực nguồn tiếp nhận nước thải), các phương pháp đánh giá nhanh, kết hợp với các phương thức quan trắc truyền thống. Bên cạnh các chỉ tiêu về nước thải, cần quan tâm đến kiểm tra xử lý mùi, tiếng ồn, bùn và CTR các loại từ trạm XLNT. Khi kiểm tra, đánh giá hoạt động của trạm XLNT, bên cạnh việc lấy mẫu phân tích chất lượng nước một cách có hệ thống và đúng tiêu chuẩn, còn có thể nhận biết thực tế hoạt động của trạm XLNT thông qua các thông số như: sổ sách ghi chép tại phòng thí nghiệm trong trạm XLNT, các số liệu về tiêu thụ điện, nước, hóa chất, thông tin về vận chuyển bùn, hồ sơ vận hành, kết quả quan trắc, phân tích mẫu, dữ liệu theo dõi vận hành hệ thống (nếu có) tại trạm XLNT; Quan sát các thiết bị vận hành, đo lường, điều khiển... trong trạm XLNT để có thông tin về thời gian vận hành, việc tuân thủ quy trình vận hành bảo dưỡng hệ thống, công trình và thiết bị. Quan sát màu nước thải trong các bể xử lý, nhất là bể xử lý sinh học, nồng độ bùn trong bể xử lý sinh học, mùi của nước thải.. .Quan sát thực tế hoạt động của máy làm khô bùn, lượng bùn phát sinh. Một trạm XLNT có công trình làm sạch sinh học hoạt động ổn định thường có lượng bùn phát sinh liên tục, với số lượng ổn định; Phối hợp với cơ quan thuế, đơn vị cung cấp nước sạch, điện, thu gom chất thải... tìm mối liên hệ giữa doanh thu, lượng điện, nước, nguyên vật liệu sử dụng, lượng sản phẩm làm ra, lượng chất thải chở đi... với lượng nước thải xả ra môi trường, làm cơ sở đối chứng, đánh giá sự xác thực báo cáo của doanh nghiệp.Môi trường ở Âu thuyền Thọ Quang đã bớt “nóng”
Giảm các điểm nóng
KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng và Âu thuyền Thọ Quang vốn là điểm nóng về ô nhiễm môi trường trong nhiều năm qua do việc xử lý nước thải không bảo đảm dẫn đến phát sinh mùi hôi ảnh hưởng đến khu vực dân cư chung quanh. Sau hơn 2 năm vận hành HTXL nước thải KCN, Công ty TNHH KHCN Môi trường Quốc Việt không bảo đảm năng lực, trong khi tải lượng thải mỗi ngày quá lớn, tính chất nước thải phức tạp, nên luôn xảy ra sự cố. Trước tình hình đó, từ tháng 4-2012, Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải (thuộc Sở TN&MT) đã tiếp nhận khôi phục, xây dựng mới HTXL nước thải của từng DN. Hiện đã có 14/14 DN khôi phục và vận hành ổn định HTXL nước thải.
Đối với Âu thuyền Thọ Quang, nhiều hoạt động được ngành TN&MT triển khai nhằm hạn chế ô nhiễm như: nạo vét bùn, hút nước, bùn ô nhiễm tại cầu cảng, vận hành trạm bơm thông thủy Âu thuyền, xây dựng đường cống bao quanh Âu thuyền để đưa nước về Trạm XLNT Sơn Trà. Tổ công tác liên ngành cũng được thành lập để theo dõi trực tiếp và kịp thời xử lý các vấn đề liên quan đến ô nhiễm ở KCN, HTXL nước thải tập trung KCN và Âu thuyền Thọ Quang.
Tại các KCN khác trên địa bàn thành phố, Chi cục Bảo vệ môi trường (thuộc Sở TN&MT) và các đơn vị liên quan đã và đang đẩy nhanh đầu tư HTXL nước thải tập trung; thúc đẩy đấu nối nước thải; giám sát quá trình vận hành hệ thống XLNT tập trung; kiểm tra tình trạng hệ thống thu gom nước thải ở các KCN; kiểm tra tuân thủ xả thải sau đấu nối của DN... Đến nay, tỷ lệ đấu nối của các KCN là trên 90%, nước thải KCN đã được thu gom xử lý tập trung. Chất lượng nước thải sau xử lý của các HTXL nước thải tập trung có các thông số ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép.
Ông Đặng Quang Vinh, quyền Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, cho biết: Nhìn chung những điểm nóng theo lộ trình xây dựng “Thành phố môi trường” của các ban, ngành chức năng cơ bản đã giải quyết xong, những điểm “nóng” nay không “nóng” nữa, những điểm phát sinh mùi hôi được hạn chế hơn, các kiến nghị của người dân về tình trạng ô nhiễm trên địa bàn giảm đáng kể.
Một số giải pháp nhằm kiểm soát và cải thiện tình hình Đối với các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật của KCN Chỉ tiếp nhận các dự án có công nghệ sản xuất hiện đại, công nghệ cao hoặc ít gây ô nhiễm; Các dự án áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, công nghệ thân thiện môi trường. Dựa trên cơ sở quy chuẩn môi trường, chủ đầu tư xây dựng kinh doanh và hạ tầng KCN xây dựng nội quy cụ thể về nước thải, khí thải, CTR áp dụng cho các khách hàng trong KCN. Các doanh nghiệp thuê đất tại KCN đều phải tuân thủ các quy định về XLNT sơ bộ. Tại các tuyến cống thu gom nước thải từ các nhà đầu tư, cần có các giếng thăm cho phép tiếp cận và lấy mẫu, quan trắc lưu lượng và chất lượng nước thải từ các nhà máy trong KCN. Chủ đầu tư hạ tầng KCN cần thỏa thuận rõ ràng với các nhà thầu về chất lượng nước đầu vào trạm XLNT, các biện pháp kiểm tra, xử lý sự cố. Các doanh nghiệp định kỳ báo cáo kết quả quan trắc kiểm soát chất lượng nước thải, khí thải, tình hình quản lý CTR và chất thải nguy hại cho cơ quan quản lý môi trường địa phương và gửi báo cáo cho đơn vị quản lý hạ tầng KCN. Tiến hành kiểm tra định kỳ 2 lần/năm toàn bộ hệ thống thoát nước, XLNT của các doanh nghiệp, để có thông tin và đưa ra các giải pháp xử lý thiết thực. Trạm XLNT KCN cần có nguồn phát điện dự phòng. Trạm cần được thiết kế, xây dựng, vận hành với đầy đủ các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, khắc phục sự cố.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét